Nhà bếp đẹp với đầy đủ tiện nghi không chỉ là không gian nấu nướng mà còn là góc giúp gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Vì vậy, gia chủ nên xây dựng và thiết kế nhà bếp sao cho thẩm mỹ, tiện nghi nhưng vẫn phải đảm bảo tài vận, sức khỏe của gia đình. Minh Trí có những lưu ý mà ai cũng rất dễ mắc phải, đặc biệt là các căn hộ chung cư hiện nay:
1. Vị trí đặt bếp:
Nhà bếp hợp phong thủy được xem là nơi mang nguồn năng lượng Hỏa còn trung tâm được ví là trái tim của ngôi nhà.
Không đặt bếp ở vị trí trung tâm của ngôi nhà
Xác định tâm ngôi nhà (Minh họa)
Vị trí trung tâm là nơi mà mạch khí cần sự yên tĩnh và ổn định.
Xác định tâm ngôi nhà (Minh họa)
Nếu đặt phòng bếp ở trung tâm của ngôi nhà, thì Hỏa khí tỏa ra từ bếp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Gây khó khăn về mặt tài chính, gia đình thường xuyên xảy ra tranh cãi và bất hòa.
Không đặt bếp đối diện và bên dưới phòng ngủ
Phòng ngủ là không gian riêng tư dành để nghỉ ngơi nên cần sự yên tĩnh. Nhà bếp là nơi sinh hỏa, sinh nhiệt và có những mùi hôi khó chịu.
Việc đặt phòng bếp đối diện với phòng ngủ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của người ở trong phòng.
Khói lửa và mùi thức ăn từ nhà bếp sẽ khiến cho mọi người trong nhà thường xuyên cảm thấy bực tức, khó chịu dẫn đến cáu giận vô cớ ảnh hưởng đến hòa khí của các thành viên trong gia đình.
Gia chủ cũng không nên đặt phòng bếp dưới phòng ngủ để tránh hỏa khí từ bếp tỏa lên, làm tích tụ hỏa khí. Lâu dần cơ thể cảm thấy bí bách, ngột ngạt và khó chịu, dễ gây ra các bệnh về tim mạch và gan.
Càng không nên kê bếp sát với đầu giường ngủ, sẽ khiến người nằm ngủ thường xuyên gặp bệnh đau nhức đầu, tâm sinh lý không được ổn định. Lâu dần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hơn nữa lửa từ bếp đun còn dễ gây bỏng cho người nằm trên giường. Tốt nhất nên kê giường ra một chỗ khác của phòng ngủ, như vậy có thể hóa giải được nhiều tai nạn và bệnh tật.
Không đặt bếp đối diện, dưới nhà vệ sinh
Vì theo ngũ hành phong thủy, nhà vệ sinh thuộc hành Thủy còn bếp thuộc hành Hỏa. Thủy Hỏa xung khắc sẽ gây nên lục đục, xung đột và hao tài tốn của.
Các luồng khí xấu và sự dơ bẩn từ nhà vệ sinh sẽ tràn qua nhà bếp, gây cảm giác khó chịu cho mọi người, khiến bữa ăn sẽ trở nên kém ngon miệng hơn dù món ăn có được chế biến ngon và trình bày đẹp mắt tới đâu.
Hơn nữa, nhà vệ sinh là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn độc hại và mùi hôi thối. Nếu đặt bếp đối diện hoặc bên dưới nhà vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt là các bệnh về hệ hô hấp và tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Không đặt hướng bếp trùng với hướng nhà
Quan niệm phong thủy của người Á Đông cho rằng việc đặt hướng bếp trùng với hướng nhà sẽ dẫn khí từ ngoài xông thẳng vào bếp, gây tổn hao tài sản. Đặt hướng bếp trùng với hướng nhà còn khiến cho gia đình của anh/chị gặp nhiều điều không thuận lợi, công danh và sự nghiệp không được thăng tiến.
Không để góc nhọn đâm thẳng vào nhà bếp
Nhà bếp đẹp hợp phong thủy không nên để các góc nhọn sắc bén mang sát khí lớn dễ gây thương tổn và nguy hại cho các thành viên trong gia đình. Nhà bếp là nơi nấu nướng, nuôi sống cả gia đình, vì thế nếu có góc nhọn đâm thẳng vào bếp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.
2. Thiết kế không gian và nội thất trong bếp
Không nên chạy theo xu hướng, đồ dùng quá hiện đại đặc biệt là hút mùi
Trong quá trình sử dụng bếp, mùi thức ăn dễ gây khó chịu, dễ bám lên tóc và quần áo nếu không có hệ thống thông gió hoặc có nhưng không đảm bảo hoặc có thiết kế phù hợp với không gian, kết cấu nhà.
Cần bố trí hệ thống thông gió một cách hiệu quả, khoa học và phù hợp với nhu cầu để giảm thiểu tình trạng mùi thức ăn trong bếp để đảm bảo khả năng lọc mùi tối ưu.
Lựa chọn màu sắc và bố trí ánh sáng tương thích, đủ dùng
Phong cách thiết kế nội thất cần thống nhất, màu sắc hài hòa, không quá sáng, không quá tối, phù hợp với tone nội thất căn nhà. Ánh sáng cho khu vực bếp cần đảm bảo đầy đủ để tránh nguy hiểm khi sử dụng các dụng cụ như dao, kéo, thiết bị điện, giúp quá trình nấu nướng diễn ra dễ dàng hơn cũng như để không gian thêm phần chỉnh chu. Ngoài ra, gia chủ có thể thiết kế thêm cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên hoặc xem xét kỹ để lắp đặt đèn điện, các ổ cắm ở các vị trí cần thiết trong căn bếp.
Không gian sử dụng và cách sắp xếp đồ đạc
Trong thiết kế nội thất, “tam giác bếp” là tên gọi cho khu vực đặt tủ lạnh, bếp nấu và bồn rửa. Đây là khu vực đi lại, hoạt động nhiều trong quá trình nấu nướng. Để đảm bảo công năng sử dụng, khu vực này cần được thiết kế tối thiểu 4m2. Nếu quá nhỏ thì các thành viên dễ va phải nhau, khiến việc chuẩn bị thức ăn gặp nhiều bất tiện.
Khi bố trí tủ bếp, việc không lắp tủ bếp sát trần mà chừa lại khoảng trống sẽ gây ra nhiều bất cập. Bụi bẩn dễ bám vào phía trên tủ, khó vệ sinh và có thể rơi vào thức ăn trong quá trình nấu nướng.Hạn chế việc lắp đặt các kệ tủ, giá đựng đồ quá nhiều, không có chỗ cho phần tường trống sẽ khiến căn bếp trông khá ngột ngạt và bí bách.
Thiết kế bếp nấu cạnh bồn rửa tưởng chừng khá tiện lợi nhưng thực chất lại rất nguy hiểm. Việc rửa một bên, nấu một bên làm nước dễ bị bắn vào bếp gây ra nguy hiểm (bị dầu bắn vào mặt do gặp nước, mất an toàn về điện,…). Nên đặt bếp và bồn rửa cách nhau ít nhất 60cm để đảm bảo an toàn. Nếu không gian không đủ chỗ, nên bố trí thêm chiếc bàn để ngăn giữa 2 khu vực này.