Trước khi bắt đầu sửa nhà vệ sinh, hãy dành thời gian để tìm hiểu, kiểm tra đường ống nước có bị rò rỉ hay không, hệ thống điện có còn an toàn và phù hợp với nhu cầu sử dụng điện hiện tại của gia chủ hay không, từ đó, đánh giá khả năng mở rộng, đấu nối thêm hoặc loại bỏ thay mới.
Lên kế hoạch chi phí khi sửa lại nhà vệ sinh là rất quan trọng. Vì nó giúp bạn tiết kiệm các khoản chi không cần thiết và tránh lãng phí. Ngoài ra, việc lên kế hoạch chi phí cũng giúp bạn kiểm soát sử dụng nguồn vật liệu hiệu quả.
Sau khi đã có nguồn kinh phí sửa nhà vệ sinh và lựa chọn được phong cách. Hãy dành thời gian để lên dự toán chi phí chi tiết cho từng khoản như sau:
Chi phí cải tạo phần thô
Khi tiến hành sửa nhà vệ sinh một cách hiệu quả là bắt đầu từ phần thô như tường và sàn. Một giải pháp mới nhưng rất hiệu quả cho bề mặt sàn. Đó là thiết kế sàn âm thấp hơn so với mặt bằng chung. Điều này giúp giảm tình trạng nước tràn ra khu vực bên ngoài và mang lại hiệu quả sử dụng cao.
Độ cao nền nhà vệ sinh
Để đảm bảo không có nước từ nhà vệ sinh bắn ra không gian bên ngoài. Cần chú ý đến độ cao của nền nhà vệ sinh. Trong quá trình cải tạo và sửa nhà vệ sinh. Nên xây cốt nền thấp hơn từ 3-5 cm so với nền ngoài. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không xây quá cao. Vì điều này có thể gây bất tiện khi bước vào nhà vệ sinh.
Độ dốc nền
Để đảm bảo sự thông thoáng và hệ thống thoát nước tốt trong quá trình cải tạo nhà vệ sinh. Việc quan tâm đến độ dốc của nền nhà là rất quan trọng. Nếu độ dốc của nền nhà vệ sinh quá thấp, nước dễ bị đọng lại. Làm cho nền nhà không khô thoáng và dễ ẩm ướt. Gây nguy hiểm cho người sử dụng bởi nguy cơ trượt ngã. Ngược lại, nếu độ dốc quá cao, sẽ gây khó khăn và không thoải mái khi đứng bên trong. Vì vậy, cần sửa nhà vệ sinh với độ dốc nền nhà hợp lý.
Thông thường, tỷ lệ độ dốc thông thường là từ 1m tới 1,5-2 cm. Tuy nhiên, độ dốc cụ thể sẽ phụ thuộc vào kích thước của nhà vệ sinh. Bao gồm chiều rộng và chiều dài, và sẽ được điều chỉnh tương ứng với tỷ lệ nêu trên.
Tổng chi phí cho quá trình này thường dao động từ 7 – 20 triệu đồng, bao gồm gạch ốp lát (5 – 15 triệu đồng) và cải tạo nền (2 – 5 triệu đồng).
Chi phí thay hoặc lắp thiết bị vệ sinh mới
Trong trường hợp các thiết bị vệ sinh không hoạt động tốt. Người dùng có thể xem xét việc thay mới. Và những thiết bị cũ và bám bẩn có thể được làm sạch kỹ lưỡng. Chi phí cho hạng mục này thường dao động từ 3 – 20 triệu đồng. Nếu như bạn mua theo combo thiết bị vệ sinh sẽ có giá ưu đãi hơn.
Chi phí trang trí, decor
Một gợi ý tuyệt vời là bổ sung các chậu cây xanh. Giúp chúng ta gần gũi hơn với thiên nhiên và mang lại cảm giác thư thái và thoải mái. Ngoài ra, nhiều loại cây còn có khả năng hấp thụ khí độc và làm sạch không khí. Một số cây thích hợp để trồng trong nhà vệ sinh bao gồm lưỡi hổ, lan ý, trầu bà, bạc hà, lô hội,… Hoặc trang trí thêm tranh, ảnh phù hợp với phong cách nhà vệ sinh. Chi phí cho việc trang trí này thường từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.
Chi phí thuê nhân công
- Hãy tìm hiểu về kinh nghiệm và chuyên môn của đội thi công. Xem xét các dự án trước đây mà họ đã thực hiện và tìm hiểu về đội ngũ công nhân. Và kỹ thuật viên của họ.
- Đảm bảo đội thi công đã có giấy phép và bảo hiểm cần thiết để thực hiện công việc.
- Trước khi bắt đầu công việc, hãy thảo luận về mọi chi tiết trong hợp đồng. Bao gồm phạm vi công việc, thời gian hoàn thành, giá cả và các điều khoản khác.
Thời gian thi công cho mỗi loại nhà vệ sinh sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp. Thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Tương tự, chi phí thi công cũng sẽ dao động từ 5 đến 7 triệu đồng. Tuy nhiên, thời gian và chi phí thi công có thể khác nhau. Tuỳ thuộc vào thiết kế và các thiết bị được lắp đặt.
Vì vậy, để tính toán chi phí thi công một cách chính xác. Bạn nên tham khảo và tìm hiểu kỹ về thiết kế cũng như các thiết bị được sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn có một mức giá hợp lý và chính xác nhất cho dự án của mình.
Những lưu ý khác
Lựa chọn phong cách phù hợp khi sửa nhà vệ sinh
Bạn có thể nghĩ đến các phong cách. Như hiện đại, sang trọng, châu Âu, Á Đông, và nhiều phong cách khác.
Sau khi đã xác định phong cách, bạn có thể tính đến các yếu tố. Như màu sơn, loại gạch ốp, bố trí nội thất và các thiết bị vệ sinh. Điều này giúp tạo ra sự thống nhất và hài hòa trong không gian nhà tắm của bạn. Nên nhờ sự tư vấn của các kiến trúc sư chuyên nghiệp. Họ có thể giúp bạn đưa ra quyết định thông minh.
Màu sơn và gạch ốp
Màu sơn
Nên sử dụng các màu sáng như trắng, be. Để tạo cảm giác rộng rãi. Các gam màu trung tính cũng có thể giúp tạo ra không gian mở rộng hiệu quả.
- Về gạch ốp tường phòng tắm: Để tạo cảm giác thông thoáng và dễ vệ sinh. Bạn nên ưu tiên chọn những loại gạch có kích thước lớn và màu sắc nhẹ, trong. Những loại gạch này không chỉ dễ dàng lau chùi.
- Đối với gạch lát nền: Hãy lựa chọn gạch nhám và chống trơn. Có màu sắc trung tính như nâu, xám. Để tạo một vẻ ngoài sạch sẽ và sang trọng cho không gian nhà tắm.
Gạch ốp tường cho nhà tắm đẹp có nhiều kích thước khác nhau như 30x60cm, 40x80cm, 30x80cm,… Các kích thước này rất phù hợp với các không gian nhỏ, lớn. Việc lựa chọn kích thước phù hợp sẽ giúp quá trình thi công trở nên thuận lợi hơn.
Chống thấm
Trong quá trình sửa nhà vệ sinh. Công việc chống thấm là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Việc sửa chữa có thể gặp nhiều khó khăn khi thực hiện công việc chống thấm.
Thông thường, các vị trí dễ xảy ra hiện tượng thấm. Đó là các lỗ thoát sàn, ống thoát nước ngầm dưới sàn, và ống thoát của bồn cầu. Vì vậy, cả gia chủ và đội thi công cần đặc biệt chú ý đến các vị trí này. Để đảm bảo sự bền đẹp của nhà vệ sinh.