Nguyên nhân, hiện tượng và biện pháp khắc phục nhà hư hỏng thường gặp
Tuổi thọ của công trình nhà theo thời gian sẽ xuống cấp, tùy thuộc vào kỹ thuật thi công, thiết kế chịu lực, điều kiện khí hậu thời tiết và sử dụng của chủ nhà.
Từ thực tế xây dựng nhà dân dụng, đơn vị thi công nhà trọn gói MinhTri.Co chúng tôi nhận thấy rằng:
Thông thường về kết cấu chịu lực và thấm dột sẽ có hiện tượng như sau:
1. Nứt tường:
Nếu chỉ nứt chân chim thì đây là vết nứt nằm ở lớp vữa trát. Xuất hiện chủ yếu do kỹ thuật sơn trát tường không đạt.
Cách khắc phục tình trạng tường nhà mới xây bị rạn nứt chân chim như sau:
- Đục lớp hồ cũ dọc theo rãnh khe nứt chân chim trên tường.
- Làm vệ sinh sạch sẽ.
- Tưới ẩm bằng nước sạch.
- Bịt lại bằng vữa già xi măng, cát mịn.
- Đợi 7 – 10 ngày tường khô rồi sơn trát hoàn thiện tường.
Nhưng nếu nứt sâu và có hiện tượng thấm dột thì đa phần là do sụt lún công trình. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà có cách xử lý riêng.
2. Nứt vị trí cột dầm sàn giao tới tường xây
Hiện tượng này thường xảy ra ở trên tầng trên cùng hoặc ban công kèm theo gây hiện tượng thấm dột vào công trình, làm ố tường trong nhà ảnh hưởng tới sinh hoạt và mỹ quan.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do thợ thi công xây dựng trước đây thiếu chuyên nghiệp. Kỹ thuật hoặc thời gian thi công hạn chế… Để xử lý trước tiên cần đục bỏ một phần phía ngoài. Sau đó tiến hành chống thấm và trát lại.
Lưu ý việc tạo độ dốc thoát nước và bố trí thu nước nhanh nhất. Đồng thời thường xuyên vệ sinh kiểm tra tránh ứ đọng nước tại các vị trí này.
3. Nền nhà tầng trệt sụt lún:
Hiện tượng thấy rõ là nền nhà cong võng, gạch lát nền nứt vỡ.
Nguyên nhân do công tác đầm nền nhà trước đây không đảm bảo, dẫn đến đất nền sau một thời gian lún gây nên.
Khắc phục là đập bỏ nền cũ, đầm nén và gia cố lại nền đắp, sau đó mới lát nền mới.
4. Tường bị mốc:
Do nước mưa hoặc nước từ bên ngoài thẩm thấu vào trong nhà, do đường ống nước lâu ngày bị rò rỉ.
Khắc phục là đục lớp trát phía ngoài tại vị trí thấm, chống thấm lại sau đó trát sơn hoàn thiện. Nếu do đường ống nước thì phải đục tường chỗ rò rỉ, lắp lại ống mới rồi mới trát lại.
Trường hợp bị mốc chân tường thì chủ yếu là do nước thẩm thấu từ nền đi lên, thông thường sẽ chỉ bị trong khoảng dưới 1m tính từ nền nhà và chủ yếu xảy ra ở nền nhà tầng trệt. Nguyên nhân do thi công giằng tường móng sai cốt. Với vị trí này cần đục bỏ lớp trát và sử dụng chống thấm cùng vữa xi măng mác cao để xử lý, sau đó mới sơn hoàn thiện lại.
5. Trần bị mốc, ẩm:
Thông thường do nứt sàn bê tông ở bên trên ngấm xuống.
Trường hợp ngấm từ sân thượng do nước mưa thì có thể đục sàn chống thấm lại hoặc lợp mái tôn che đậy.
Trường hợp do hệ thống nước nhà vệ sinh tầng trên thì phải xử lý lột sàn vệ sinh tầng trên rồi chống thấm lại.
6. Dầm, cột nứt, cong, nghiêng:
Đây là trường hợp hư hỏng nặng về kết cấu, có thể do móng không được tính toán gia cố đảm bảo; do chất lượng thi công hệ khung kết cấu kém hoặc do gia chủ chất tải nặng nên hệ sàn nhà mà quá tải trọng tính toán ban đầu.
Với hiện tượng trên có thể bổ sung dầm, cột phụ, tường chịu lực chống đỡ hoặc phải đập đi làm lại với những vị trí dầm, cột bị hư hại.
Minh Trí.Co mong rằng bài viết này mang lại kiến thức hữu ích cho anh chị và các bạn!
Tham khảo vật tư chống thấm thường được sử dụng trên thị trường!
Tư vấn chi tiết xin liên hệ với chúng tôi!